Với lợi thế là một quốc gia ven biển và có hệ thống sông ngòi dày đặc, kinh doanh vận tải đường thủy là ngành kinh tế mũi nhọn và luôn thu hút được sự quan tâm phát triển của Chính phủ. Nhưng với đặc thù riêng, đây cũng là ngành kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro thiên tai, va chạm, cháy nổ,… có khả năng gây hậu quả lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đội ngũ chuyên gia hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm tàu thủy; mạng lưới đại lý giám định bồi thường tại hầu hết các nước trên thế giới; quan hệ hợp tác với các Hội, Hiệp hội, các tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước; Bảo hiểm Bảo Việt sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trước mọi rủi ro thông qua các sản phẩm bảo hiểm Tàu thủy đa dạng, toàn diện như:
- Bảo hiểm Thân tàu
- Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu
- Bảo hiểm rủi ro của Người đóng tàu
- Bảo hiểm tai nạn Thuyền viên
Bảo hiểm thân tàu
Đối tượng của hình thức bảo hiểm này là các vỏ tàu, các máy móc thiết bị trên tàu và các chi phí hợp lý. Các chi phí hợp lý có thể kể đến: chi phí dọc hành trình, chi phí ứng lương cho thủy thủ, sỹ quan và một số các chi phí khác.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
Với hình thức bảo hiểm này, được xét cho đối tượng bảo hiểm là những chủ tàu. Bảo hiểm thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu tàu và hàng hóa, hoạt động kinh doanh và khai thác tàu biển đối với người khác.
Những trường hợp nào được bồi thường bảo hiểm hàng hải
– Người mua bảo hiểm có thể yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải khi xảy ra những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hải.Những tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận của thân tàu gây ra bởi các rủi ro sau đây:
– Mắc cạn, đắm, đâm va vào đá, công trình đê, đập, kè, cầu, phà, đà, cầu cảng, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định.
– Trường hợp đâm, va với tàu, thuyền, máy bay hoặc phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.
– Trường hợp vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong điều kiện cần thiết và hợp lý.
– Mất tích.
– Rủi ro cháy nổ ngay trên tàu hay cháy nổ ở nơi khác nhưng gây tổn thất cho tàu.
– Động đất, bão tố, sụt lở, sóng thần, gió lốc, núi lửa phun, mưa đá, sét đánh.
– Gãy trục cơ, nổ nồi hơi, hư hỏng các bộ phận của máy móc, thân tàu do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện là kiểm tra, giám định bình thường không thể phát hiện được.
– Tai nạn, sự cố xảy ra do sơ suất của sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu, thuyền trưởng, hoặc người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là Người được bảo hiểm.
– Tai nạn, rủi ro xảy ra trong lúc di chuyển hàng hóa, xếp dỡ, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu đang lên đà, neo đậu, sửa chữa ở xưởng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.